Chính quyền Trung ương bị gãy xương sống Nhà_Abbas

Nguyên nhân

  • Xung đột với người Shia

Nhà Abbas cũng có mâu thuẫn với người Hồi giáo Shia, đa số họ đã hỗ trợ cuộc chiến của nhà Abbas chống lại nhà Omeyyad, kể từ khi người dòng Abbas và người Shia tuyên bố về tính hợp pháp của kết nối gia đình của họ với Mohammed. Sau khi nắm chính quyền, nhà Abbas lại quay ra giữ tín ngưỡng Hồi giáo và chối bỏ bất kỳ sự hỗ trợ cho niềm tin Shi’a. Sự kiện này đã dẫn đến nhiều cuộc xung đột, đỉnh điểm là một cuộc nổi dậy tại Mecca năm 786, tiếp theo là những cuộc tàn sát và đổ máu làm cho nhiều người Shi’a phải lãnh nạn đến Maghreb, nơi mà những người sống sót đã thành lập vương quốc Idris. Nhà Abbas cũng đã cho hành hình những hậu duệ trực tiếp của nhà tiên tri Mohammed, những người là lãnh tụ Hồi giáo dòng Shia, trong đó bao gồm Imam Jafar Sadiq và các quý tộc đáng tôn trọng khác. Ngay sau đó, người Berber ở Kharijit đã thành lập một nhà nước độc lập ở Bắc Phi trong năm 801. Trong vòng 50 năm các vương quốc Idris ở Maghreb và Aghlab ở Ifriqiya và một chút sau đó, Tulun và Ikshid ở Misr đều tuyên bố độc lập ở Bắc Phi.

  • Xung đột với các tướng lĩnh

Chính quyền nhà Abbas bắt đầu suy yều đi dưới thời trị vì của Khalip al-Radi khi những vị tướng người Thổ Nhĩ Kỳ của họ, những người de facto độc lập, nằm ngoài tầm kiểm soát của triều đình, ngừng công nộp cho Khalip. Thậm chí các tỉnh gần thủ đô Bagdad cũng đã bắt đầu thành lập một tiểu triều đình địa phương.

Ngoài ra, nhà Abbas thường xuyên có mặt tại các cuộc xung đột với nhà Omeyyad ở Tây Ban Nha.

Chính quyền Trung ương bị mất quyền lực

Ngay vào năm 820, người Saman đã bắt đầu quá trình đòi quyền độc lập cho xứ Transoxiana và vùng Đại Khorasan, cũng như người Shia Hamdan ở miền Bắc Syria, và các triều đại Tahir và Saffar ở Iran. Đến thế kỷ thứ X, nhà Abbas đã gần như đánh mất quyền kiểm soát Iraq vào tay các tiểu vương khác nhau, và vị khalip al-Radi đã buộc phải thừa nhận quyền lực của họ bằng cách tạo ra các vị trí "Tiểu vương của tiểu vương" (Amir al-umara). Ngay sau đó, một phe phái Ba Tư được gọi là Buwayh đến từ Daylam đã chiếm lấy việc kiểm soát quyền lực và hệ thống hành chính quan liêu ở Bagdad. Theo nhà chép sử Miskawayh người Ba Tư, họ bắt đầu phân phối các iqtas (các thái ấp theo hình thức trang trại nộp thuế) cho những người ủng hộ họ.

Bên ngoài Iraq, tất cả các tỉnh tự trị trên thực tế đã từ từ trở thành các tiểu quốc và nhà cầm quyền có quyền cha truyền con nối, có quân đội riêng và các khoản thu riêng và quyền bá chủ của Khalip chỉ là trên danh nghĩa, và dường như họ không nhất thiết phải có nghĩa vụ trả bất kỳ khoản triều cống nào vào ngân sách của chính quyền Trung ương, chẳng hạn như Tiểu vương Soomro đã kiểm soát vùng Sindh và cai trị toàn tỉnh từ thủ đô của họ ở Mansura. Mahmud của Ghazni tự xưng là Sultan chứ không phải là danh hiệu tiểu vương vốn được sử dụng phổ biến và việc này đã đánh dấu sự ra đời của Đế quốc Ghaznav độc lập khỏi nhà Abbas, bất chấp việc Mahmud đã phô trương nghi lễ chính thống Sunni trước Khalip này. Trong thế kỷ XI, sự mất tôn trọng vào quyền lực của Khalip vẫn được tiếp tục, như việc một số nhà cai trị Hồi giáo không còn đề cập đến tên của Khalip trong ngày lễ khutba hôm thứ sáu hoặc họ đã cho đúc đồng tiền riêng của họ.

Thậm chí chính quyền của nhà Ismaili Fatima đang cai trị Cairo còn tiếm xưng chức Khalip, tranh giành với nhà Abbas ngay cả danh nghĩa và quyền năng của chức vị Ummah Hồi giáo. Họ có một số sự hỗ trợ trong những phần người Shia ở Bagdad (chẳng hạn như quận Karkh), bất chấp Bagdad là thành phố lớn gắn liền với quốc vương Hồi giáo, ngay cả trong Triều đại Buwayh và Seljuk. Nhà Fatima sử dụng cờ hiệu màu trắng để đối lập với màu đen của nhà Abbas và những thách thức của nhà Fatima chỉ kết thúc với sự sụp đổ của họ trong thế kỷ XII.

Sự kiểm soát quân sự của nhà Buwayh và Seljuk

Bất chấp sức mạnh của các tiểu vương nhà Buwayh, nhà Abbas vẫn giữ được một cung đình ở Bagdad với các nghi thức rất long trọng như theo các mô tả của Hilal al-Sabi ‘, một quan chức của tiểu vương Buwayh, và họ đã giữ lại được một ảnh hưởng nhất định đối với Bagdad cũng như trong đời sống tôn giáo. Khi nhà Buwayh bị suy yếu quyền lực sau cái chết của Al Baha ‘-Daula, quốc vương Hồi giáo đã có thể lấy lại được một phần sức mạnh của mình. Ví dụ như vị khalip al-Qadir đã dẫn đầu cuộc đấu tranh ý thức hệ chống lại người Shia với tác phẩm Tuyên ngôn Bagdad. Các vị khalip có tầm quan trọng trong việc giữ bình yên ở chính Bagdad và cố gắng để ngăn chặn sự bùng phát nội chiến ở thủ đô.

Với việc nhà Buwayh trở nên suy yếu dần, vùng chân không được tạo cuối cùng đã được lấp đầy bởi các triều đại của người Oghuz Turk còn được gọi là người Seljuk. Khi vị tiểu vương kiêm cựu nô lệ Basasiri dẫn đầu đội quân của triều đình Fatimid dòng Shia tiến về Bagdad năm 1058, vị khalip al-Qa’im thấy rằng không thể đánh bại ông ta mà không có sự giúp đỡ bên ngoài. Toghril Beg-vị sultan người Saljuq đã phục hồi được Bagdad dưới quyền cai trị của người Sunni và chiếm Iraq cho triều đại của ông ta. Một lần nữa, nhà Abbasids lại bị buộc phải đối phó với một sức mạnh quân sự mà họ không thể đủ tầm để kháng cự mặc dù các vị khalip nhà Abbas vẫn về danh nghĩa là người đứng đầu của cộng đồng Hồi giáo. Các nhà vua kế tiếp Alp Arslan và Malikshah, cũng như tể tướng của họ là Nizam al-Mulk đã sống ở Ba Tư, nhưng vẫn nắm quyền lực qua nhà Abbas ở Baghdad. Khi triều đại này bắt đầu suy yếu trong thế kỷ XII, nhà Abbas lại một lần nữa giành được nhiều độc lập hơn nữa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_Abbas http://www.genbilim.com/content/view/4930/190/ http://books.google.com/?id=5LSvkQvvmAMC&pg=PA283&... http://books.google.com/?id=6SACPP8mZQ8C&pg=PA53&d... http://books.google.com/?id=8rhPAAAAMAAJ&dq=arab+m... http://books.google.com/?id=CqkeAAAAIAAJ&q=arab+me... http://books.google.com/?id=Jskyi00bspcC&pg=PA92&d... http://books.google.com/?id=QivwtVwq8ykC&pg=PA214&... http://books.google.com/books?ei=28LnTsDrG8bs0gG51... http://books.google.com/books?ei=28LnTsDrG8bs0gG51... http://books.google.com/books?ei=mMnnTpWzPIPe0QH2y...